Biệt thựNhà hàng, khách sạnNhà ở, căn hộPhong cách Đông Dương

Đặc điểm và ứng dụng kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn

Ngày nay, khi xu hướng tìm về giá trị bền vững và bản sắc văn hóa ngày càng được ưa chuộng, kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn đang có sự trở lại mạnh mẽ.

Bắt nguồn từ thời Pháp thuộc, phong cách thiết kế này là sự hòa trộn giữa kiến trúc cổ điển Pháp và đặc trưng bản địa Việt Nam. Điểm nhấn nằm ở các mái vòm cao, cửa sổ rộng, họa tiết tinh xảo, giúp nhà ở vừa sang trọng vừa phù hợp với khí hậu nhiệt đới. 

Hãy cùng Mê Làm Nhà khám phá những điểm đặc sắc của loại hình kiến trúc này và xem làm thế nào để ứng dụng nó một cách tinh tế nhé!

Khái lược kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn

Ban đầu, kiến trúc thuộc địa tại Sài Gòn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách Beaux-Arts (tân cổ điển Pháp). Ta có thể thấy khá rõ qua các công trình lịch sử như Nhà thờ Đức Bà (1880) và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn (1891). 

Tuy nhiên, dưới rào cản từ điều kiện khí hậu nhiệt đới văn hóa bản địa, các kiến trúc sư người Pháp, đặc biệt là Ernest Hébrard, đã đề xuất một phong cách kiến trúc mới vào giai đoạn đầu thế kỷ XX – Indochinois (kiến trúc Đông Dương). Sự bề thế châu Âu được dung hòa trong bản sắc Á Đông là một nỗ lực của người Pháp tìm cách thích nghi với môi trường sống Việt Nam. Phong cách này hiện có thể thấy ở nhiều công trình hành chính thời đó như Dinh Thống Nhất (cải tạo 1950s), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (1929), trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM (1927).

Đặc điểm kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn

Tính công năng

Đặc trưng nổi bật của kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn không chỉ nằm ở hình thức mà còn ở cách tổ chức không gian thông minh: mái cao, hành lang rộng, cửa sổ lớn giúp tối ưu hóa sự thông thoáng và thích nghi với khí hậu nóng ẩm.

mê làm nhà - kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn-1

Những mái nhà cao giúp không khí lưu thông tốt hơn, giảm nóng hiệu quả. Cửa sổ lớn đón gió tự nhiên, giảm bớt sự phụ thuộc vào điều hòa. Các vật liệu như gạch bông, gỗ, đá tự nhiên giúp không gian luôn thoáng mát, dễ chịu. Không gian trong nhà được phân chia hợp lý, kết hợp giữa phòng khách rộng rãi, phòng ngủ ấm cúng và những khoảng sân vườn nhỏ mang lại sự cân bằng giữa thiên nhiên và con người.

Tính thẩm mỹ

Các họa tiết trang trí thường lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống Việt Nam, như hình tượng rồng, hoa sen, sóng nước, được chạm trổ trên lan can, mái hiên và cột trụ. 

Màu sắc chủ đạo thường là gam màu trung tính như vàng nhạt, trắng kem, nâu gỗ, tạo cảm giác ấm áp. Nội thất sử dụng các chất liệu tự nhiên như tre, gỗ, mây, vừa gần gũi, vừa bền vững. Các món đồ trang trí như bình gốm, đèn lồng, tranh sơn dầu… góp phần tạo nên một không gian đầy chất thơ.

Xem thêm: Khám phá 5 đặc điểm kiến trúc Đông Dương – nét đẹp vượt thời gian

Ứng dụng dịch học phong thủy

Không chỉ đẹp, kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn còn ẩn chứa những nguyên tắc phong thuỷ vô cùng tinh tế. Kiến trúc Đông Dương luôn hướng đến sự hài hòa giữa hai mặt đối lập, hay chính là căn nguyên của sự cân bằng âm – dương.  Các công trình như Bưu điện Trung tâm Sài Gòn hay Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM đều có kết cấu đối xứng, mái vòm cao (Dương) kết hợp với hành lang sâu, cửa sổ gỗ tạo bóng mát (Âm), giúp không khí lưu thông tự nhiên.

mê làm nhà - kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn

Không chỉ hài hòa về tỷ lệ và ánh sáng, kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn còn thể hiện sự kết hợp của Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) để tạo sự cân bằng phong thủy.

Ứng dụng kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn vào công trình hiện đại

Loại công trình phù hợp và không phù hợp

Trong bối cảnh hiện đại, việc ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào các công trình hiện đại mang lại giá trị thẩm mỹ rất độc đáo. Loại hình này phù hợp với những không gian có tính nghệ thuật, trải nghiệm, hoài niệm và cần sự sang trọng. Đặc biệt là Indochine rất hợp với ngành du lịch nghỉ dưỡng. Những khách sạn như Hotel Des Arts Saigon hay các resort ven biển như Anantara Hội An đã ứng dụng rất thành công phong cách này để thu hút du khách.

Các công trình bảo tồn di sản, không gian trưng bày nghệ thuật, quán cà phê hay nhà hàng được xây dựng theo lối Indochine cũng gây ấn tượng bởi vừa lãng mạn vừa có chiều sâu văn hóa. Áp dụng kiến trúc Đông Dương cho nhà ở, biệt thự cao cấp cũng mang lại cho gia chủ không gian sống cao cấp cá nhân hóa.

mê làm nhà - kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn-2

Xem thêm: Ứng dụng phong cách Indochine cho chung cư như thế nào?

Tuy nhiên, với những công trình mang tính thực dụng, vận hành cao hoặc cần sự hiện đại, tối giản, thì việc áp dụng phong cách này không hợp lý. Ví dụ như tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị hay nhà máy, khu công nghiệp, những nơi hướng theo phong cách tối giản, cần tối ưu không gian, vật liệu và công nghệ thông minh. Việc đưa vào các yếu tố Đông Dương với chi tiết trang trí tỉ mỉ không chỉ không cần thiết mà còn làm tăng chi phí xây dựng và bảo trì.

Ứng dụng như thế nào?

Các kiến trúc sư nên học hỏi từ lối kiến trúc này các yếu tố hình khối cân đối, mái vòm cao, hành lang rộng để đảm bảo sự thông thoáng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra, việc sử dụng các vật liệu như gạch bông, gỗ, mây tre nên được tiếp tục duy trì, nhưng với sự kết hợp của các công nghệ xây dựng tiên tiến, giúp tăng độ bền và tính ứng dụng thực tế. Những đường nét chạm khắc tinh xảo trên lan can, phào chỉ, cửa gỗ có thể được bảo tồn hoặc tái hiện trong các chi tiết nội thất, mang lại điểm nhấn nghệ thuật.

melamnha-đặc điểm kiến trúc đông dương-ví dụ-1-ảnh sưu tầm-1

Ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào công trình hiện đại không có nghĩa là “copy” nguyên bản mà cần một sự chọn lọc khéo léo. Do đó, các chi tiết về màu sắc, họa tiết và bố cục truyền thống nên được tiết chế hoặc làm mới để phù hợp với thẩm mỹ đương đại.

Kiến trúc Đông Dương truyền thống thường có tông màu vàng đất, xanh rêu, nâu gỗ, đỏ gạch, nhưng nếu giữ nguyên toàn bộ sẽ dễ khiến không gian trở nên nặng nề. Thay vào đó, gia chủ chỉ nên lựa chọn hệ màu này cho các chi tiết điểm xuyết như đồ nội thất hoặc gạch ốp trang trí. Tương tự, hãy tránh lạm dụng phù điêu hay hoa văn cách điệu quá nhiều gây rối mắt. 

Kết lại

Điều quan trọng là các kiến trúc sư cần thiết kế kết hợp linh hoạt giữa thẩm mỹ cổ điểncông nghệ hiện đại. Nhưng làm sao để giữ được cái hồn Đông Dương mà không biến ngôi nhà thành một bảo tàng cũ kỹ? Làm sao để cân bằng giữa tính hoài cổ và sự phóng khoáng của kiến trúc thời nay? Đây chính là bài toán mà Mê Làm Nhà luôn trăn trở và giải đáp cho từng khách hàng.

Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm thực chiến, đam mê sáng tạo và am hiểu sâu sắc về phong cách Đông Dương, Mê Làm Nhà không chỉ mang đến những thiết kế đẹp mà còn đảm bảo công năng, thẩm mỹ. Không chỉ giữ đúng chất cổ điển, chúng tôi còn có những tinh chỉnh hiện đại hóa và tùy biến thiết kế theo gu cá nhân của từng gia chủ. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thiết kế mang đậm dấu ấn Đông Dương nhưng vẫn đảm bảo công năng sống, Mê Làm Nhà chính là người bạn đồng hành lý tưởng để biến không gian mơ ước của bạn thành hiện thực.

Liên hệ ngay với Mê Làm Nhà để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết nhé!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 434/7 Phạm Văn Chiêu, P.9, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 0902569605

Email: 3dphacach@gmail.com

Website: www.melamnha.com

Facebook: Mê Làm Nhà

Cảm xúc của bạn?

Bài viết liên quan

1 của 7