Một chủ đề quan trọng thường bị bỏ qua khi xây dựng nhà ở là khi nào thì cần phải lắp đặt biển báo công trình nhà ở. Hãy cùng Mê Làm Nhà tìm hiểu vấn đề này để vừa tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo an toàn cho cộng đồng xung quanh nhé!
Contents
Biển báo công trình nhà ở là gì? Nội dung cần có của biển báo?
Một biển báo công trình nhà ở có thể coi là bảng thông tin về công trình xây dựng. Theo Luật Xây dựng 2014, biển báo công trình cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
“Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
a) Tên, quy mô công trình;
b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
d) Bản vẽ phối cảnh công trình.”
Như vậy, tấm bảng có dòng chữ “Đang thi công – Cấm vào” không phải một biển báo công trình nhà ở hợp lệ đâu nha!
Thời gian lắp đặt biển báo công trình nhà ở
Theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP, biển báo công trình nhà ở cần phải lắp đặt trong các trường hợp sau:
- Trước khi khởi công xây dựng: Ngay khi công trình được cấp phép xây dựng và chuẩn bị khởi công, chủ đầu tư phải lắp biển báo công trình tại khu vực xây dựng.
- Trong suốt quá trình thi công: Biển báo phải được duy trì và đảm bảo luôn rõ ràng, dễ nhìn, không bị che khuất hay hư hỏng.
Đặc biệt, biển báo công trình nhà ở không chỉ áp dụng cho các công trình lớn như chung cư, biệt thự mà còn cho bất kỳ nhà ở riêng lẻ nào trên 7 tầng.
Mục đích lắp đặt biển báo công trình nhà ở
Không chỉ dừng lại ở việc là yêu cầu bắt buộc theo luật định. Việc lắp đặt biển báo công trình nhà ở vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của chủ đầu tư, vừa mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Đảm bảo an toàn
Mục đích quan trọng nhất của biển báo là đảm bảo an toàn cho cộng đồng xung quanh. Công trường xây dựng, nhất là xây những dự án lớn như công trình trên 7 tầng, luôn luôn tiềm ẩn nguy hiểm từ vật liệu hay máy móc vận hành. Biển báo giúp thông báo cho người dân và phương tiện lưu thông cho biết khu vực đang thi công khi công trình chiếm dụng lề đường hoặc lối đi chung.
Minh bạch thông tin
Chỉ cần nhìn biển báo và banner treo quanh công trình, người dân xung quanh có thể biết rõ công trình xây dựng gì, khi nào hoàn thành. Ví dụ như với trung tâm thương mại, người dân có thể biết được ngày khai trương để đến mua hàng. Đôi khi, biển báo có thể coi là một kênh marketing tự thân cũ nhưng khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, biển báo công trình giúp chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và đảm bảo tiến độ công trình không làm ảnh hưởng đến giao thông và người dân sống gần đó. Nếu có vấn đề phát sinh, các cơ quan chức năng cần kiểm tra hay giám sát cũng có thể dựa vào thông tin trên biển báo để liên hệ với các bên liên quan.
Thông tin liên hệ rõ ràng giúp người dân dễ dàng phản ánh khi có vấn đề phát sinh như tiếng ồn, bụi bẩn hay ảnh hưởng đến kết cấu nhà lân cận.
Xử phạt đối với trường hợp không lắp đặt biển báo công trình nhà ở?
Theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm quy định về thi công công trình xây dựng như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định.
…
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;”
Trên đây là mức xử phạt hành chính cho hành vi không lắp đặt biển báo hoặc có lắp đặt nhưng không đầy đủ nội dung đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính bằng một nửa với tổ chức, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lời khuyên từ Mê Làm Nhà
Mê Làm Nhà khuyên bạn nên lưu ý vài điều sau khi cần lắp đặt biển báo công trình nhà ở:
- Chọn vật liệu bền: Nên chọn biển báo bằng tôn mạ kẽm, inox hoặc bạt hiflex để đảm bảo độ bền dưới tác động của thời tiết.
- Kích thước hợp lý: Đảm bảo biển báo đủ lớn để mọi người có thể dễ dàng đọc được thông tin từ xa.
- Đảm bảo nội dung chính xác: Thông tin trên biển báo phải chính xác tuyệt đối, tránh sai sót dẫn đến hiểu lầm hoặc bị xử phạt.
- Thường xuyên cập nhật thông tin: Nếu có sự thay đổi về thời gian thi công hoặc đơn vị thi công, chủ đầu tư cần cập nhật ngay trên biển báo.
Việc lắp đặt biển báo không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ đầu tư khi xây dựng, tránh những rủi ro pháp lý cũng như tạo uy tín với khách hàng.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn về biển báo công trình, hãy liên hệ ngay với Mê Làm Nhà. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí và giúp kế hoạch xây dựng công trình của bạn thật suôn sẻ với các giải pháp thiết kế tối ưu nhất!
Hãy liên hệ với Mê Làm Nhà ngay hôm nay nhé!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 434/7 Phạm Văn Chiêu, P.9, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0902569605
Email: 3dphacach@gmail.com
Website: www.melamnha.com
Facebook: Mê Làm Nhà